MẪU MÂM QUẢ ĐẸP NHẤT 2023

 Lễ ăn hỏi là một nghi thức quan trọng trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Lễ ăn hỏi trọn gói là sự thông báo chính thức về việc nên vợ, nên chồng của đôi trai gái với hai họ, được tiến hành sau lễ dạm ngõ và trước lễ cưới. Ở miền Nam, sau khi chọn ngày lành tháng tốt, nhà trai gồm các bô lão trong họ, bố mẹ chú rể và chú rể sẽ mang mâm quả đến nhà gái, các mâm quả này sẽ được bưng bê bởi những thanh niên chưa vợ, đồng thời nhà gái cũng phải có số lượng các thiếu nữ chưa chồng tương ứng để đỡ mâm quả.

Ý nghĩa của từng mâm quả cưới hỏi

1. Mâm Quả trầu cau ngày cưới

Cũng giống như phong tục cưới hỏi của các vùng miền khác, những mâm trầu cau tươi xanh là lễ vật không thể thiếu được trong lễ ăn hỏi. Trong mâm trầu cau sẽ có 105 quả cau và cứ mỗi quả cau thì cần 2 lá trầu. Con số 105 ở đây mang ý nghĩa sinh sôi nảy nở, trăm năm hạnh phúc.

2. Mâm quả trà rượu và nến tơ hồng

Đây là mâm lễ thể hiện sự tôn kính của con cháu đối với các bậc tổ tiên. Mâm trà rượu và nến tơ hồng sẽ được để lên bàn thờ gia tiên như cầu mong tổ tiên chứng giám và chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Rượu với hương vị cay nồng ngụ ý cho cuộc sống hôn nhân của cặp đôi sẽ có nhiều khoảnh khắc ấm áp và nồng nàn bên nhau.

Đặc biệt, cặp nến tơ hồng được khắc long phụng do nhà trai chuẩn bị để trưởng bối đại diện nhà gái thắp trên bàn thờ tổ tiên. Thay cho lời chúc phúc từ người lớn trong nhà đối với con cháu sẽ có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc đến răng long đầu bạc.

3. Mâm quả bánh phu thê

Mâm quả cưới bánh phu thuê này có thể có mặt trong cả lễ ăn hỏi ở cả miền Bắc và cả miền Trung. Là một loại bánh truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là không thể thiếu trong các nghi thức cưới hỏi.

Với nguồn gốc và ý nghĩa mà chiếc bánh này hàm chứa đã khiến nó trở thành loại bánh vô cùng ý nghĩa để trở thành một trong số những sính lễ mà nhà trai mang sang hỏi cưới nhà gái.

Bên cạnh cái tên quen thuộc, nhiều người còn gọi đây là cặp bánh âm dương, là biểu tượng cho sự hòa hợp của đất trời. Âm dương đồng thuận thể hiện sự gắn kết bền chặt trong đời sống vợ chồng. Bánh phu thê miền Nam cũng có chút khác biệt so với miền Bắc. Bánh thường được gói vuông vắn bằng lá dứa.

4. Mâm quả cưới hoa quả hay quà trái cây

Mâm quả cưới hoa quả trong lễ hỏi của người miền tây thường là những loại trái cây đặc trưng như táo, nho, măng cụt, mãng cầu, đu đủ, xoài…Các loại trái cây với hương vị ngọt ngào sẽ là lời cầu chúc một cuộc sống ngọt ngào và hạnh phúc viên mãn.

5. Mâm quả heo quay ngày cưới

Mâm quả cưới với lễ ăn hỏi của người miền tây không thể thiếu heo quay, bởi theo quan niệm của người dân miền sông nước, heo quay sẽ mang đến sự may mắn và hạnh phúc.

Ngày trước, heo quay được chuẩn bị cho đám hỏi rất đơn giản, nhưng ngày nay mâm quả này được chuẩn bị thêm chút cầu kỳ bằng việc gắn hoa lên heo quay và để trên một cái khay đẹp.

6. Mâm quả cưới xôi gà gấc

Xôi với màu đỏ rực rỡ của gấc mang lại sự may mắn và hạnh phúc cho đôi vợ chồng mới cưới. Mâm quả cưới tượng trưng cho lời chúc phúc cho cặp đôi về một cuộc sống ấm no, đầy đủ và hạnh phúc bền lâu.

Nếu bạn muốn mâm quả cưới hỏi của mình thật đặc biệt và ấn tượng thì các quả rồng phụng trái cây sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời!

Trái cây kết rồng phụng luôn được yêu thích bởi nó gợi nét truyền thống lại vô cùng tinh tế và đẹp mắt. Tất cả đều được kết tay tỉ mỉ và chắc chắn, ra dáng rồng phụng rõ nét.

Hướng dẫn xếp mâm tráp ăn hỏi với lễ ăn hỏi 5 tráp

Với 5 mâm tráp ăn hỏi thường sẽ bao gồm: tráp trầu cau, tráp chè rượu, tráp bánh cốm, tráp bánh phu thê, tráp ngũ quả. Đối với từng loại tráp cũng có quy định về cách sắp xếp như sau:

  • Tráp trầu cau: cau chuẩn bị cần chuyên buồng và tổng số quả trên buồng phải đủ số chẵn. Có thể sử dụng lá vạn tuế lót ở dưới buồng cau hoặc không. Sau khi xếp buồng cau ngay ngắn vào trong tráp, bạn xếp lá trầu lên trên và dùng dây đỏ cố định. Sau đó dùng nơ đỏ gắn lên trên. Trên quả cau nhỏ sẽ được gắn 1 chữ hỷ để trang trí.

  • Tráp bánh: số lượng bánh phu thê và bánh cốm được sử dụng phải là số chẵn. Bánh được đặt trong hộp vuông có dán chữ hỷ và xếp ngay ngắn thành hình tháp bên trong tráp. Trên đỉnh tráp được gắn hoa tươi hoặc nơ đỏ. Có thể gắn thêm chữ hỷ to trên thâm của tháp bánh.

  • Tráp chè rượu: Chai rượu có thể xếp thẳng hoặc nghiêng tùy ý. Miễn là bạn cảm thấy đẹp. Nên thêm hoa tươi để trang trí cho tráp đẹp hơn.

  • Tráp ngũ quả: Ngày nay, hầu hết các tráp ngũ quả được trình bày thành hình rồng phượng đẹp mắt. Vậy nên, bạn nên chọn những loại quả có vỏ cứng để tránh dập nát trong quá trình di chuyển từ nhà trai sang nhà gái.

Hướng dẫn xếp mâm tráp ăn hỏi với lễ ăn hỏi 7 tráp

Với 7 tráp ăn hỏi thường sẽ có: tráp trầu cau, tráp chè, tráp rượu thuốc, tráp bánh cốm (hoặc bánh phu thê), tráp hạt sen, tráp bánh đậu xanh, tráp ngũ quả. Về việc xếp các tráp và trang trí không khác cách xếp mâm tráp ăn hỏi 5 tráp là mấy. Riêng đối với tráp ngũ quả, nếu được sắp thành hình rồng phượng thì có 2 trường hợp như sau:

  • Xếp hình rồng phượng thành 1 tráp: Điều này không có ảnh hưởng gì nhiều, bạn xếp như cách xếp mâm tráp ăn hỏi 5 tráp.

  • Xếp hình rồng phượng thành 2 tráp: Nếu hình rồng phượng bị tách thành 2 tráp thì dù đây đều là tráp ngũ quả thì nó vẫn là 2 tráp. Theo phong tục miền Bắc về số tráp ăn hỏi phải là số lẻ. Vậy nên bạn cần phải bỏ đi 1 tráp trong 6 tráp còn lại để đảm bảo số lượng các tráp đủ 7. Như bạn cũng thấy, có 4 mâm tráp bánh. Vậy nên, nếu muốn loại bỏ 1 tráp nào, bạn có thể chọn 1 trong 4 tráp bánh này.

Đối với các kiểu 9 tráp, 11 tráp… Không có quá lớn sự khác biệt trong việc xếp và trang trí tráp. 

Các mẫu mâm quả cưới hỏi đẹp 2023